Nguồn gốc và lịch sử Quốc_gia_dân_tộc

Bài chi tiết: Chủ nghĩa dân tộc

Nguồn gốc và lịch sử thời kỳ đầu của quốc gia dân tộc vẫn còn là một điều gây tranh cãi. Vấn đề chính ở đây là: quốc gia có trước hay dân tộc có trước ? Đối với những người theo chủ nghĩa dân tộc, tất nhiên câu trả lời chính là dân tộc có trước, và những phong trào theo chủ nghĩa dân tộc luôn đề cao yêu cầu về chủ quyền hợp pháp của dân tộc mình; rõ ràng một quốc gia dân tộc là cái mà họ đòi hỏi. Một số "học thuyết hiện đại" của chủ nghĩa dân tộc cho rằng tính dân tộc đa phần là sản phẩm của chính sách của Nhà nước: đồng nhất và hiện đại hóa một quốc gia đã tồn tại trước đó. Và phần lớn học thuyết cho rằng quốc gia dân tộc là một hiện tượng của châu Âu thế kỷ XIX, được thúc đẩy bởi việc xóa mù chữ, phổ cập giáo dụctruyền thông đại chúng. Tuy nhiên các nhà sử học cũng chú ý tới việc hình thành và nổi lên vào thời gian trước đó của một số quốc gia tương đối thống nhất về lãnh thổ, hành chính và tương đối đồng nhất về dân tộc và văn hóa, ví dụ Bồ Đào NhaHà Lan.

Trong trường hợp của Pháp, theo Eric Hobsbawm, quốc gia Pháp ra đời trước dân tộc Pháp. Hobsbawm cho rằng quốc gia Pháp hình thành nên dân tộc Pháp (chứ không phải chủ nghĩa dân tộc Pháp nở rộ vào cuối thế kỷ XIX vào thời của vụ Dreyfus). Cụ thể là vào thời điểm Cách mạng tư sản Pháp năm 1789, chỉ có 1/2 sô dân Pháp tạm xem là biết nói "tiếng Pháp", và chỉ có 12-13% nói được lưu loát (theo Hobsbawm) (chú ý là trong thời kỳ diễn ra Sự thống nhất nước Ý (1859-1870) thì tỉ lệ người biết nói "tiếng Ý" còn tệ hơn). Nhưng sau đó, nước Pháp bắt xúc tiến sự thống nhất của ngôn ngữ và những tiếng lóng, giọng điệu, khác biệt ngôn ngữ... của từng địa phương được hòa nhập lại và tạo thành tiếng Pháp. Và cùng với sự ra đời và phổ biến của chế độ nghĩa vụ quân sự và việc nền Cộng hòa Thứ ba (1871-1940) ban hành laws on public instruction (thập niên 1880), tính đặc trưng và đồng nhất của dân tộc Pháp được xúc tiến và hình thành từ đó.

Học giả Benedict Anderson thì cho rằng dân tộc là một "cộng đồng tưởng tượng" (trong đó những thành viên chưa chắc biết lẫn nhau), và nguyên nhân của sự bùng nổ của chủ nghĩa dân tộc và việc xúc tiến một "cộng đồng tưởng tượng" như vậy là kết quả của việc the reduction of privileged access to particular script languages (e.g. Latin), phong trào khởi nghĩa lật đổ vương quyền và thần quyền, sự phổ biến của ngành in trong hệ thống của chủ nghĩa tư bản. Học thuyết "state-driven" của nguồn gốc của quốc gia dân tộc có xu hướng nhấn mạnh một số quốc gia như AnhPháp. Các quốc gia trên phát triển từ một số vùng địa phương, sau đó hình thành ý thức về dân tộc và đặc tính của dân tộc mình. Cả hai xâm lấn những vùng đất ngoại biên (xứ Wales, Brittany, Aquitaine, Occitania); chủ nghĩa địa phương lại hồi sinh một chút vào thế kỷ XIX và dẫn đến sự hình thành của phong trào tự trị vào thế kỷ XX.

Một số quốc gia dân tộc như Đức và Ý hình thành do kết quả của những phong trào lãnh đạo bởi những người theo chủ nghĩa dân tộc vào thế kỷ XIX. Trong cả hai trường hợp, lãnh thổ của chúng từng bị chia sẻ bởi rất nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có những quốc gia có lãnh thổ rất nhỏ. Ý thức về dân tộc và sự thống nhất bắt đầu với những phong trào mang tính chất văn hóa (ví dụ Phong trào Völkisch ở Đức), nhưng sau đó nhanh chóng gây được nhiều ảnh hưởng lớn về chính trị. Trong các trường hợp đó, tình cảm dân tộc và các phong trào của chủ nghĩa dân tộc đã tạo một nền tảng cho việc thống nhất nước Đức và nước Ý.

Các sử gia như Hans Kohn, Liah Greenfeld, Philip White và nhiều người khác phân loại các quốc gia như Đức và Ý - nơi sự thống nhất về văn hóa diễn ra trước sự thống nhất về lãnh thổ - là những ethnic nation hay ethnic nationality. Trong khi đó các quốc gia dạng state-driven (Anh, Pháp, Trung Quốc) khi thống nhất lại có xu hướng duy trì và phát triển những xã hội đa dân tộc và hình thành một truyền thống về civic nation hay cộng đồng sắc tộc theo lãnh thổ.[3][4][5]

Ý tưởng về một quốc gia dân tộc thường đi đôi với sự hình thành và trỗi dậy của hệ thống các quốc gia thời cận đại, cụ thể là hệ thống các quốc gia châu Âu xác lập sau Hòa ước Westphalia năm 1648 (gọi là Trật tự Westphalia). Sự cân bằng quyền lực trong quan hệ quốc tế tiêu biểu cho hệ thống đó, phụ thuộc vào hiệu quả dựa trên các thực thể độc lập được định nghĩa rõ ràng và được điều hành bởi một cách tập trung, bất chấp nó là một đế quốc hay một quốc gia dân tộc, trong đó mỗi thực thể thừa nhận độc lập và chủ quyền lãnh thổ của các thực thể khác. Trật tự Westphalia không tạo ra những quốc gia dân tộc, nhưng các quốc gia dân tộc lại xem đó như là tiêu chuẩn cho những quốc gia cấu thành (trong trường hợp như không có bất cứ lãnh thổ tranh chấp nào).

Các quốc gia dân tộc nhận được một nền móng (về mặt triết học) vững chắc từ thời kỳ của chủ nghĩa lãng mạn, ban đầu là biểu hiện "tự nhiên" của những cá nhân (chủ nghĩa dân tộc lãng mạn - xem aun niệm về Volk của Fichte, quan niệm mà về sau Ernest Renan đã phản bác). Tầm quan trọng ngày càng tăng lên của dân tộc và nguồn gốc chủng tộc vào thế kỷ XIX đã dẫn đến sự tái định nghĩa về thuật ngữ "quốc gia dân tộc"[5]. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong thuyết của Boulainvilliers vốn đã phản dân tộc và chống lại chủ nghĩa yêu nước, bắt đầu kết hợp với chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc và "chủ nghĩa đế quốc lục địa", thể hiện rõ nét nhất trong phong trào Liên Đứcphong trào Liên Xlavơ[6]. Mối liên hệ giữa chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa ethnic nationalism đạt đỉnh cao nhất dưới dạng chủ nghĩa phát xít và phong trào Nazi vào đầu thế kỷ XX. Sự kết hợp đặc trưng giữa "dân tộc" và "quốc gia" thể hiện trong những thuật ngữ như "Völkische Staat" và được thực thi trong các bộ luật như luật Nuremberg vào năm 1935, khiến cho các quốc gia phát xít như Đức Quốc xã mang tính chất khác hẳn với các quốc gia dân tộc không theo chủ nghĩa phát xít. Rõ ràng, các dân tộc thiểu số không phải là thành phân của các Volk không có bất cứ vai trò và địa vị gì trong một "quốc gia" như vậy. Ở Đức, người Do Thái lẫn người La Mã không được xem là một phần của Volk và họ bị các phần tử Nazi thanh trừng dã man. Tuy nhiên bộ luật quốc tịch Đức xem "German" là nền tảng của tổ tiên các tộc German, loại trừ tất cả các dân tộc không phải German ra khỏi Volk.

Gần đây, việc các quốc gia dân tộc tuyên bố về chủ quyền tuyệt đối về lãnh thổ của mình đang bị chỉ trích dữ dội[5]. Một hệ thống chính trị toàn cầu dựa trên luật quốc tế và sự xuất hiện của các liên minh và các khối mang tính chất siêu quốc gia đã tạo nên một đặc trưng của thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. Các nhân tố phi quốc gia, ví dụ như các tập đoàn đa quốc gia và các tổ chức phi chính phủ được xem là đang xói mòn hệ thống chính trị và kinh tế của các quốc gia dân tộc, và từ đó dẫn đến sự biến mất của chúng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quốc_gia_dân_tộc http://www.federalism.ch/files/documents/Nation.pd... http://www.countrywatch.com/facts/facts_default.as... http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id... http://www.ocf.berkeley.edu/~sumanah/decalsyllabus... http://muse.jhu.edu/demo/contemporary_literature/v... http://ambassadors.net/archives/issue19/opinions2.... http://www.nationalityinworldhistory.net/ch1.html http://www.united.non-profit.nl/pages/thema01.htm#... http://www.number10.gov.uk/Page823